TK bản vẽ thi công

Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công

Nội dung phần thuyết minh tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi

  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc yêu cầu của chủ đầu tư;
  • Bảng danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
  • Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế;
  • Bổ sung hồ sơ đánh giá hiện trạng công trình (đối với công trình sửa chữa, cải tạo).

Thuyết minh phần xây dựng bản vẽ thi

  • Giải pháp thiết kế kèm các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế: Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền – móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật,…;
  • Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II;

Hồ sơ tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công – RichLand

  • Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
  • Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng…);
  • Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công gồm bản vẽ mặt bằng, đứng, cắt và toàn bộ công trình;
  • Gia cố xử lý nền – móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật…;
  • Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc ;
  • Bản thiết kế thoát hiểm, phòng chống cháy nổ được cơ quan chức năng phê duyệt (nếu có);

Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công nhằm đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo sự an toàn bền vững cho công trình, đảm bảo giải pháp tối ưu và hiệu quả kinh tế nhất cho công trình, đảm bảo được các thông số kỹ thuật phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Ngoài ra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công còn là cơ sở để triển khai bước tiếp theo của dự án là thi công xây dựng công trình.

Được xác định đây là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh quan trọng của Công ty, do đó đội ngũ tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công luôn nắm vững và cập nhật các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, để đảm bảo sản phẩm luôn phù hợp các tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành.

Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ các chuyên ngành (Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, giao thông, dự toán…) nhiều kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề đầy đủ mọi loại hình dự án như: Dân dụng, công nghiệp, giao thông và hạ tầng kỹ thuật… cùng với những thành quả đã đạt được, Công ty đã và đang đứng vững trên thị trường, không dừng lại ở đó, đội ngũ kỹ thuật của Công ty thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm các công trình đã hoàn thành trước để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ, chính xác mọi yêu cầu của khách hàng .

Danh mục bản vẽ thiết kế tổ chức thi công

Phần kiến trúc hồ sơ thiết kế tổ chức thi công

  • – Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt;
  • – Ảnh phối cảnh công trình;
  • – Bản vẽ chi tiết cầu thang;
  • – Bản vẽ chi tiết vệ sinh;
  • – Bản vẽ chi tiết lát sàn;
  • – Bản vẽ chi tiết cửa đi, cửa sổ;
  • – Bản vẽ chi tiết cổng hàng rào(nếu có).

Phần kết cấu thiết kế bản vẽ thi công

  • Bản ghi chú bổ xung quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công;
  • Bản vẽ bằng móng, bản vẽ chi tiết móng;
  • Bản vẽ mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột;
  • Bản vẽ mặt bằng định vị, bố trí dầm, chi tiết dầm tầng;
  • Bản vẽ mặt bằng kết cấu sàn tầng;
  • Bản vẽ mặt bằng định vị bố trí lanh tô nhà, chi tiết kết cấu lanh tô;
  • Bản thống kê cốt thép.

Phần điện của hồ sơ thiết kế tổ chức thi công

  • Bản vẽ thiết kế chiếu sáng;
  • Bản vẽ thiết kế ổ cắm;
  • Bản vẽ thiết kế internet( Nếu có);
  • Bản vẽ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có);
  • Bản vẽ thiết kế điện thoại( Nếu có);
  • Bản vẽ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có);
  • Bảng thống kê vật tư.

Bản vẽ phần nước của hồ sơ thiết kế tổ chức thi công

  • Bản vẽ thiết kế cấp nước;
  • Bản vẽ thiết kế thoát nước;
  • Bảng thống kê vật tư.

Tổng dự toán của hồ sơ tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công

  • Bao gồm các văn bản, căn cứ hiện hành của cơ quan có thẩm quyền để lập tổng dự toán;
  • Các bảng diễn giải tiên lượng theo bản vẽ và các phụ lục cần thiết;
  • Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị…của các hạng mục công trình (đủ điều kiện để lập hồ sơ mời thầu).
  • Tổng dự toán công trình theo hồ sơ tổ chức thi công.

Số lượng hồ sơ thiết kế tổ chức thi công

Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 07 bộ để gửi đến:

  • Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ);
  • Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ);
  • Chủ đầu tư (02 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ qiían phòng cháy chữa cháy để thẩm định về phòng cháy chữa cháy);
  • Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ);
  • Nhà thầu xây lắp (01 bộ);
  • Cơ quan lưu trữ theo phân cấp của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ, tài liệu (01 bộ).

Trình tự thực hiện nộp hồ sơ tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công

Bước 1. Nộp hồ sơ tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Bộ phận Tiếp nhận và trả hồ sơ, ở đây là Sở Xây Dựng tại địa phương có công trình. Người đến nộp hồ sơ, phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, kèm theo giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của cơ quan, tổ chức đề nghị giải quyết.

Bước 2. Đánh giá hồ sơ tư vấn lập bản vẽ thi công sơ bộ

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
  • Trong trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, sáng thứ 7

Bước 3. Nhận Văn bản kết quả giải quyết và hồ sơ tại Sở Xây Dựng.

– Thời gian trả kết quả giải quyết: Theo giờ hành chính (ngày trả kết quả được ghi trong phiếu hẹn)

THÀNH PHẦN HỒ SƠ TƯ VẤN LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG SỞ XÂY DỰNG

– Tờ trình của Chủ đầu tư xin thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hoặc điều chỉnh định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (trường hợp trình điều chỉnh);

– Các bản sao văn bản được chấp thuận về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc Bản sao văn bản về chủ trương điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (trường hợp trình điều chỉnh);

– Các văn bản về nhiệm vụ thiết kế (đối với thiết kế 1 bước) hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt (đối với thiết kế 2 hoặc 3 bước) ;

– Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh – bản vẽ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt;

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đã được phê duyệt, gồm: Quyết định phê duyệt, thuyết minh và bản vẽ (trường hợp trình điều chỉnh);

– Thuyết minh lập thiết kế bản vẽ thi công;

– Các bản vẽ thiết kế thi công;

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm: Báo cáo kết quả khảo sát địa hình khu vực xây dựng công trình; báo cáo kết quả khảo sát địa chất (hoặc địa chất thủy văn) khu vực xây dựng công trình và các tài liệu khảo sát khác (nếu có);

– Các biên bản của chủ đầu tư nghiệm thu các báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

– Bản hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt (Bản vẽ, quyết định phê duyệt);

– Các văn bản của cấp có thẩm quyền về: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; (nếu có); phòng chống cháy nổ (nếu có);

– Kết quả thi tuyển kiến trúc đối với các công trình quy định phải có thi tuyển kiến trúc (nếu có), bao gồm: Quyết định phê duyệt phương án kiến trúc được chọn (của người quyết định đầu tư); hồ sơ bản vẽ phương án kiến trúc được chọn.

– Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình,….

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

– Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III;

– Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình còn lại;

– Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung về nội dung thì chuyên viên xử lý phải dự thảo văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung để trình lãnh đạo ký.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hiện nay

  • Căn cứ luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
  • Căn cứ luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
  • Căn cứ nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
  • Căn cứ theo nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Căn cứ nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 bổ sung luật phòng chống cháy nổ;
  • Căn cứ nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 đánh giá tác động công trình xây dựng với môi trường.
  • Căn cứ theo nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
  • Căn cứ thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
  • Căn cứ thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng; Công văn số 8028/BTC-CST ngày 17 /6/2015 của Bộ Tài chính về việc phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng.
  • Căn cứ thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng: Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Một số công trình tiêu biểu

1. Trụ sở công ty Cầu Phà Tp.HCM

2. Dãy 35 căn đường Đồng Văn Cống Quận 2 Tp.HCM


3. Khu Du lịch Suối nước khoáng Bình Châu